Phương Trang

LƯƠNG NHÀ GIÁO CAO NHẤT: HY VỌNG MỚI SAU 10 NĂM CH sex nhat

【sex nhat】Những vấn đề giáo dục tiếp tục đặt ra trong năm 2024

LƯƠNG NHÀ GIÁO CAO NHẤT: HY VỌNG MỚI SAU 10 NĂM CHỜ ĐỢI

Cuối năm 2023,ữngvấnđềgiáodụctiếptụcđặtratrongnăsex nhat Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW (Nghị quyết 29, ngày 4.11.2013) của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Nhìn lại 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, điều trăn trở nhất, theo các đại biểu, là chưa thực hiện được chủ trương "ưu tiên xếp lương của nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp". Trước đó tháng 8, khi lần đầu tiên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gặp gỡ giáo viên (GV) toàn quốc, lương GV cũng là vấn đề được nhiều nhà giáo và cơ sở giáo dục kiến nghị nhiều nhất.

Lương nhà giáo là một trong những vấn đề giáo dục được quan tâm từ nhiều năm qua và tiếp tục đặt ra trong năm 2024 ẢNH: NHẬT THỊNH

Lương nhà giáo là một trong những vấn đề giáo dục được quan tâm từ nhiều năm qua và tiếp tục đặt ra trong năm 2024

NHẬT THỊNH

Bộ GD-ĐT nêu thực tế vẫn còn nhiều bất cập về điều kiện làm việc và chế độ, chính sách đãi ngộ nhà giáo chưa tương xứng; lương nhà giáo còn thấp so với mặt bằng chung của các ngành nghề (trong 5 năm đầu, lương nhà giáo trung bình chỉ đạt 5 triệu đồng/tháng), chưa đáp ứng mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 29; mức lương và chế độ chưa tạo được động lực trong bối cảnh áp lực công việc của nhà giáo ngày càng lớn.

"Tình trạng nghỉ việc của GV có xu hướng gia tăng chủ yếu do áp lực nghề nghiệp và chính sách tiền lương còn nhiều bất cập. Đội ngũ nhà giáo đang chịu tác động bởi nhiều văn bản quy phạm khác nhau nên việc điều chỉnh chính sách đối với GV gặp nhiều khó khăn", Bộ GD-ĐT nêu.

Trong phần trả lời chất vấn tại kỳ họp 6 Quốc hội khóa XV vừa qua, vấn đề lương GV lại nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định trong thời gian tới, khi thực hiện cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ căn cứ theo Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương, đặc biệt là quán triệt Nghị quyết 29 của T.Ư. Theo đó, lương nhà giáo được ưu tiên xếp trong thang bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp.

Lần này, lời hứa "lương nhà giáo được ưu tiên xếp trong thang bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp" được người đứng đầu ngành nội vụ nói dứt khoát trước Quốc hội, trong bối cảnh chính ngành này đang chủ trì xây dựng đợt cải cách lớn và đáng mong đợi về tiền lương. Điều đó khiến nhà giáo có quyền tin tưởng và hy vọng.

Bộ GD-ĐT đề xuất bên cạnh tăng lương nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, cần sắp xếp lương nhân viên trường học phù hợp khi thực hiện chính sách tiền lương mới từ tháng 7.2024.

PHẢI HUN BỒI CÙNG LÚC CẢ 3 "LƯƠNG"

PGS Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), đề nghị cần tìm các loại chính sách để nâng cao lương tháng cho GV, đừng để cho một trong "3 lương" bị tụt xuống, phải hun bồi cùng lúc cả 3 "lương": lương tâm, lương tri, lương tháng của họ cho đầy đủ.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn khi phát biểu tại Hội nghị tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 29 cũng cho rằng: "Vấn đề nguồn lực bao gồm tài chính giáo dục, đầu tư cho giáo dục và nguồn lực con người, 2 từ khóa rất quan trọng là tiền và con người. Càng ngày chúng ta càng nhận thức sâu sắc và toàn diện vai trò có tính chất quyết định của lực lượng nhà giáo trong công cuộc đổi mới này và chắc chắn chúng ta sẽ phải làm nhiều việc hơn nữa phát triển đội ngũ nhà giáo để hoàn tất các mục tiêu đổi mới giáo dục trong thời gian sắp tới".

Những vấn đề giáo dục tiếp tục đặt ra trong năm 2024- Ảnh 2.

Một trong những việc trọng tâm cần làm trong thời gian tới là chú trọng xây dựng môi trường học đường an toàn, hạnh phúc, lành mạnh, thân thiện

ĐÀO NGỌC THẠCH

TĂNG CƯỜNG VỊ THẾ NGƯỜI THẦY, VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG

Thời điểm năm học mới 2023 - 2024 bắt đầu hơn 1 tháng, rất nhiều sự vụ đáng buồn xảy ra ở nhiều địa phương khiến dư luận bức xúc. Nào là học sinh (HS) một trường THPT tư thục ở Hà Nội bị dọa đuổi học vì phụ huynh phản ứng về thu - chi của nhà trường; cô giáo chủ nhiệm dọa không cho thi tốt nghiệp, kéo lê nữ sinh lớp 12 trước cửa lớp vì trái ý cô; thầy giáo mạt sát HS; phụ huynh ở Thái Bình phản đối quỹ lớp bị "gợi ý" chuyển trường cho con…

Tuy nhiên, không chỉ chuyện HS bị thầy cô bạo hành, phụ huynh bị nhà trường "ép phải tự nguyện" trong các khoản đóng góp hay học thêm trá hình mà thầy cô giáo cũng là đối tượng cần được bảo vệ trước bạo lực học đường. Điển hình là vụ việc xảy ra tại Trường THCS Văn Phú (H.Sơn Dương, Tuyên Quang), HS dồn nữ GV vào góc tường rồi chửi tục, buông lời thách thức. Đoạn clip sau khi được đăng tải trên mạng xã hội đã thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận, đa số các bình luận đều tỏ ra phẫn nộ.

Trong văn bản gửi UBND tỉnh Tuyên Quang, Bộ GD-ĐT gọi đây là hành động vi phạm đạo đức nghiêm trọng đối với nhà giáo và đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo, xác minh, làm rõ vụ việc. Trên cơ sở đó, có hình thức xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm. Bộ GD-ĐT cũng chỉ đạo sở GD-ĐT rút kinh nghiệm sâu sắc từ vụ việc, đồng thời tập trung tăng cường công tác quản lý đánh giá GV; xây dựng đội ngũ nhà giáo; tăng cường kỷ cương trường học, xây dựng văn hóa học đường.

Văn hóa, dân chủ học đường thực sự đáng báo động từ những vụ việc nổi cộm liên tiếp xảy ra trong năm qua dù văn bản chỉ đạo trước đó không thiếu. Từ năm 2000, Bộ GD-ĐT đã ban hành quy chế dân chủ trong các hoạt động nhà trường. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng văn hóa học đường, tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, HS, sinh viên, năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025. Không lâu sau đó, ngày 12.4.2019, Bộ GD-ĐT cũng ban hành thông tư quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Những vấn đề giáo dục tiếp tục đặt ra trong năm 2024- Ảnh 3.

Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục học sinh

ĐÀO NGỌC THẠCH


XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG AN TOÀN, HẠNH PHÚC

Nhiều ý kiến chỉ ra rằng trong trường học hiện nay chỉ mới đánh giá thành tích phục vụ mục tiêu thi đua chứ không thực hiện mục tiêu dân chủ, văn hóa. Mọi hoạt động kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục của nhà trường chỉ hình thức, nghe và đọc theo báo cáo của hiệu trưởng là chủ yếu.

PGS Chu Cẩm Thơ (Viện Khoa học giáo dục VN), nêu quan điểm: "Các vị lão thành trong nghề giáo, các nghiên cứu trước nay ở Đông hay Tây đều nói "thầy ra thầy, trò ra trò" là gốc của giáo dục. Nên dù thế nào, dạy ở đâu, dạy ai thì người thầy cũng phải có cái uy. Cái uy này không tự đến mà đòi hỏi rèn luyện cả trí, cả tâm, cả lực. Phát hiện vi phạm thì dù rất nhỏ, tập thể sư phạm cũng cần coi là nghiêm trọng mà xử lý triệt để. Tất cả học trò đều bất hạnh nếu gặp phải người thầy không có phẩm chất. Trường học cũng chẳng thể bình yên nếu không giữ được nếp trường, vốn giống như nếp nhà".

Tổng kết Nghị quyết 29, Bộ GD-ĐT cũng nhìn nhận một trong những việc trọng tâm cần làm trong thời gian tới là tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục HS, sinh viên; chú trọng xây dựng môi trường học đường an toàn, hạnh phúc, lành mạnh, thân thiện để trẻ em, HS, sinh viên phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực. Bên cạnh đó là chú trọng xây dựng, phát triển văn hóa học đường, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tin, khát vọng, tự hào dân tộc đối với HS, sinh viên.

60% tổng số giáo viên nghỉ việc dưới 35 tuổi

Theo Bộ GD-ĐT, tình trạng nghỉ việc của GV có xu hướng tăng, GV nghỉ việc ở độ tuổi dưới 35 chiếm 60% tổng số GV nghỉ việc. Trong 3 năm học tính từ tháng 8.2020 - 8.2023, cả nước có trên 40.000 GV nghỉ việc, bỏ việc. Bên cạnh đó, số lượng GV nghỉ hưu bình quân mỗi năm khoảng 10.000 người. Số lượng GV nghỉ việc gia tăng trong bối cảnh cả nước còn thiếu tới 118.253 GV các cấp học. Chất lượng đội ngũ chưa đồng đều giữa các vùng, miền, còn có sự chênh lệch giữa vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn với vùng thuận lợi.

Không chỉ đội ngũ GV trực tiếp đứng lớp, Bộ GD-ĐT nêu thực tế nhiều nhân viên kế toán trong trường học phải bỏ nghề tìm việc khác. Năm học 2021 - 2022 có hơn 1.300 nhân viên trong biên chế nghỉ việc; năm học 2022 - 2023 có hơn 1.400 nhân viên trong biên chế nghỉ việc. Hiện, Bộ GD-ĐT nhận được rất nhiều đơn thư của nhân viên kế toán gửi các cấp đề nghị xem xét tăng lương cho đội ngũ này.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap